Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 (tải về trên mục Văn bản pháp luật). Theo đó, Chương trình đã đặt ra các mục tiêu cụ thể cho các lĩnh vực, trong đó đối với lĩnh vực tòa nhà, đến năm 2025 phải đạt được 80 công trình xây dựng được chứng nhận Công trình xanh, Công trình hiệu quả năng lượng; đến năm 2030, đạt được 150 công trình. Nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình là:
(a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
(b) Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các dự án;
(c) Xây dựng cơ sở dữ liệu về sử dụng năng lượng;
(d) Tăng cường năng lực;
(đ) Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật;
(e) Truyền thông, nâng cao nhận thức;
(g) Hợp tác quốc tế;
(i) Thành lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
(a) Lập và thực hiện Kế hoạch triển khai;
(b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả;
(c) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng, công trình công nghiệp, phát triển Công trình xanh; thiết lập hệ thống đánh giá, chứng nhận công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; xây dựng tiêu chuẩn, tăng cường năng lực các phòng thử nghiệm, đánh giá, dán nhãn năng lượng cho sản phẩm vật liệu xây dựng có yêu cầu cách nhiệt trong các công trình xây dựng;
(d) Rà soát, nghiên cứu, xây dựng các quy định về định mức tiêu hao năng lượng;
(đ) Hỗ trợ kỹ thuật, thúc đẩy các dự án đầu tư xây dựng mới, các dự án cải tạo nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.